Vật lý trị liệu dành cho đối tượng nào ?

Vật lý trị liệu rất hữu ích trong việc điều trị đau cổ, đau lưng không rõ nguyên nhân hay cơn đau do các căn bệnh đĩa đệm gây ra (thoái hóa đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm là 2 loại bệnh chính). Vật lý trị liệu giúp giảm đau và tái tạo chức năng vận động bằng cách làm tăng tầm vận động của các khớp.

Khi bạn đau cổ hay đau lưng, bạn có thể nghĩ đến tập thể dục hay châm cứu. Chúng là 2 dạng của vật lý trị liệu. Thực tế, bác sĩ thường khuyên bạn tiến hành tập vật lý trị liệu trước khi cân nhắc có nên phẫu thuật không. Trong trường hợp bạn phải tiến hành phẫu thuật, vật lý trị liệu có thể giúp bệnh cải thiện nhiều hơn nữa.

Vật lý trị liệu còn giúp mọi người trị thoái hóa khớp. Nếu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật, vật lý trị liệu có thể giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho ca phẫu thuật.

Vật lý trị liệu đối với các vấn đề cơ xương bao gồm các bài tập thể dục, liệu pháp nóng hay lạnh, vận động thông thường.

Người có vết thương lâu lành

Một vài người có những vết thương khó lành. Đây là những vết thương không hồi phục đúng như tiến trình bình thường của nó. Điều này có thể do lượng máu cung cấp quá ít. Phương pháp chữa trị bao gồm băng bó và làm sạch vết thương. Đôi khi, kích điện có thể được sử dụng.

Người có bệnh về tim phổi

Vật lý trị liệu có các bài tập giúp giảm khả năng mắc bệnh tim, hay giúp cải thiện triệu chứng đối với những người đã mắc bệnh. Điều này có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Người có vấn đề về tim có thể sống khỏe mạnh hơn. Đôi khi, bạn nên áp dụng vật lý trị liệu sau khi tiến hành phẫu thuật để làm tăng nhanh quá trình hồi phục.
Người bị tổn thương hệ thần kinh điều khiển các cơ bắp

Bệnh về hệ thần kinh có thể khiến họ khó khăn trong việc làm các công việc hằng ngày như mặc quần áo hay cầm đũa. Vật lý trị liệu có thể hướng dẫn họ cách thực hiện những hoạt động trên bằng một cách khác. 

Vật lý trị liệu dành cho đối tượng nào ?
Vật lý trị liệu dành cho đối tượng nào ?


Người có các bệnh ở não và đốt sống, chẳng hạn như đột quỵ nên sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu. Người có chấn thương về não hay cột sống, người vừa hồi phục sau đột quỵ hay người có bệnh Parkinson cũng nên áp dụng vật lý trị liệu.

Người mắc bệnh ung thư

Chữa trị ung thư có thể để lại tác dụng phụ như đau, mệt mỏi hay giảm chức năng vận động của cơ thể. Vật lý trị liệu có thể giúp bạn hoạt động tốt hơn; ngăn cơ không bị teo đi do không hoạt động trong suốt quá trình điều trị, cải thiện khả năng giữ thăng bằng, giảm khả năng mắc bệnh tim, giảm nguy cơ trầm cảm hay căng thẳng, giải quyết một vài triệu chứng như đau hay mệt mỏi và giúp bạn giữ cân nặng ở mức cho phép.

Vận động viên điền kinh hay người chơi thể thao

Bài tập thích hợp có thể khiến cơ, gân và những mô liên quan trở nên khỏe hơn. Vì vậy, chúng giúp ngăn chặn thương tổn. Vật lý trị liệu có thể áp dụng sau khi chấn thương giúp tái tạo các chức năng vật lý.

Người có vấn đề sức khỏe khi làm việc

Khi sử dụng vật lý trị liệu như bài tập, mọi người có thể cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ chấn thương nơi làm việc. Nó còn giúp những người có chấn thương và bệnh tật phục hồi và quay lại công việc nhanh hơn.

Người lớn tuổi

Khi lớn tuổi, cơ thể bạn thay đổi và một vài chức năng vật lý sẽ không hoạt động tốt như chúng đã từng. Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe, cải thiện cân bằng và ngăn té ngã. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn sống khỏe mạnh hơn.

Trẻ em

Vật lý trị liệu cũng mang đến lợi ích cho trẻ. Nó giúp tăng cường sự phát triển của trẻ. Nó còn có ích đối với những trẻ chậm biết đi hay ngồi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh paget xương chữa trị ra sao?

Căng cơ, rách cơ là gì?

Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng đông y