Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

Phòng viêm xương khớp với bông cải xanh

Hình ảnh
Bông cải xanh hay còn có tên gọi khác là súp lơ xanh là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn dân dã. Tuy nhiên ngoài làm thực phẩm thì bông cải xanh còn nhiều tác dụng có lợi khác như: tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp, giúp giảm cân, các nhà khoa học Anh đã phát hiện chất sulforaphane trong súp lơ xanh có khả năng ngăn ngừa viêm khớp xương. Bệnh viêm khớp là bệnh thường gặp phổ biến ở những người cao tuổi, những người có thói quen vận động không lành mạnh khoa học cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao. Bệnh viêm khớp ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống người mắc phải đặc biệt là có thể làm biến dạng xương khớp làm mất khả năng vận động, vì thế nên việc phòng tránh bệnh này là việc rất cần thiết nên làm. Trong tự nhiên luôn mang tới cho con người nhiều ẩn số luôn chờ đợi con người khám phá. Trong y học cũng vậy, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được nhiều loại cây trong tự nhiên là những bài thuốc phương pháp phòng và trị bệnh viêm xương khớp khá hiệu quả.  Giới thiệu với cá

Nguyên nhân xương khớp háng bị hoại tử

Hình ảnh
Hoại tử xương khớp háng còn được gọi là hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi. Bệnh hình thành do tổn thương hoại tử các tế bào xương và tủy xương ở chỏm xương đùi do thiếu máu nuôi dưỡng.  Vùng khớp háng bị hoại tử gây thưa xương, khuyết xương, gãy xương dưới sụn, xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa và dẫn đến tàn phế. Vì tình trạng hoại tử này là do thiếu máu nuôi dưỡng chứ không phải do vi khuẩn nên được gọi là hoại tử vô khuẩn. Có nhiều nguyên nhân gây hoại tử khớp háng như: Nguyên nhân tự phát: Chiếm 50% các trường hợp bệnh, thường xuất hiện ở nam giới độ tuổi trung niên nhiều hơn nữ giới. Nguyên nhân thứ phát: Do chấn thương ở khớp háng: Trật khớp háng, gãy cổ xương đùi… Các yếu tố nguy cơ: Lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá nhiều, lạm dụng corticoid liều cao, mắc một số bệnh lý tự miễn mạn tính (lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp..), rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ,…), bệnh hồng cầu hình liềm, … hoặc d

Vật lý trị liệu dành cho đối tượng nào ?

Hình ảnh
Vật lý trị liệu rất hữu ích trong việc điều trị đau cổ, đau lưng không rõ nguyên nhân hay cơn đau do các căn bệnh đĩa đệm gây ra (thoái hóa đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm là 2 loại bệnh chính). Vật lý trị liệu giúp giảm đau và tái tạo chức năng vận động bằng cách làm tăng tầm vận động của các khớp. Khi bạn đau cổ hay đau lưng, bạn có thể nghĩ đến tập thể dục hay châm cứu. Chúng là 2 dạng của vật lý trị liệu. Thực tế, bác sĩ thường khuyên bạn tiến hành tập vật lý trị liệu trước khi cân nhắc có nên phẫu thuật không. Trong trường hợp bạn phải tiến hành phẫu thuật, vật lý trị liệu có thể giúp bệnh cải thiện nhiều hơn nữa. Vật lý trị liệu còn giúp mọi người trị thoái hóa khớp. Nếu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật, vật lý trị liệu có thể giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho ca phẫu thuật. Vật lý trị liệu đối với các vấn đề cơ xương bao gồm các bài tập thể dục, liệu pháp nóng hay lạnh, vận động thông thường. Người có vết thương lâu lành Một vài người có những vết thương khó lành. Đây

Soda có thể gây ra bệnh thấp khớp

Hình ảnh
Theo nghiên cứu, uống 1 hoặc hơn 1 lon soda có đường (bao gồm nước ngọt thông thường hay nước ngọt không chứa caffeine) trong một ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp ở nữ giới. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người nào sử dụng soda mắc bệnh thấp khớp , chỉ những người lạm dụng chúng quá nhiều mới có nguy cơ cao mắc bệnh.  Nguyên nhân Thấp khớp là chứng viêm mạn tính và rối loạn tự miễn hình thành khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh khiến khớp trở nên sưng, đỏ tấy và đau nhức. Mặc dù hiện tại các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính xác gây thấp khớp, nhưng những nhân tố về di truyền và môi trường như chế độ ăn uống, lối sống được xem là tác nhân gây bệnh. Các bệnh về tim mạch và tiểu đường tuýp 2 cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấp khớp. Ngoài ra, việc tiêu thụ đường quá mức có thể dẫn đến tình trạng béo phì, đề kháng insulin và viêm nhiễm, nhân tố gây thấp khớp. Chính vì vậy, soda, loại thức uống chứa nhiều đường được xe

Nguyên nhân mắc viêm gân bánh chè là gì ?

Hình ảnh
Viêm gân bánh chè là một tổn thương có ảnh hưởng đến dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Gân bánh chè đóng một vai trò quan trọng trong cách sử dụng đôi chân. Nó giúp cơ bắp chân mở rộng thấp hơn để có thể đá một quả bóng, nhấn bàn đạp xe đạp và nhảy lên trong không khí. Viêm gân bánh chè phổ biến nhất trong các vận động viên thể thao có liên quan đến việc nhảy thường xuyên - ví dụ cầu thủ, bóng rổ, bóng đá và bóng chuyền. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể bị viêm gân bánh chè, có nhảy thường xuyên hay không. Đối với hầu hết mọi người, điều trị viêm gân bánh chè bắt đầu với cách tiếp cận bảo tồn. Các triệu chứng Đau là triệu chứng đầu tiên của viêm gân bánh chè. Cơn đau thường nằm trong phần của gân bánh chè giữa xương bánh chè và khu vực, nơi gân bám vào xương ống quyển (xương chày). Trong thời gian hoạt động thể chất, đau có thể cảm thấy mạnh - đặc biệt là khi chạy hoặc nhảy. Sau khi tập luyện hoặc thực hành, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài. Những cơn đ

Triệu chứng của teo cơ là gì ?

Hình ảnh
Teo cơ trong các bệnh cơ, nói chung là cả hai bên và đối xứng, có thể toàn thân cũng có thể chỉ ở vùng như mặt, thắt lưng.Teo cơ do các bệnh cơ, bệnh teo cơ Duchenne, bệnh Landouzy, bệnh Steiner: không có hiện tượng run các thớ cơ, ngược lại teo cơ do tổn thương thần kinh (liệt thần kinh ngoại biên, bệnh bại liệt) thường có hiện tượng này. Yếu cơ: người bệnh tự cảm thấy vận động yếu, dấu hiệu yếu cơ sẽ thể hiện tuỳ theo vị trí tổn thương: ở chi dưới, làm cho đi lại kém; ở chi trên làm giảm khả năng mang, vác… nhưng thường là toàn thân, gây giảm mọi động tác. Đau cơ: những bệnh của cơ ít gây đau, trừ bệnh viêm cơ. Đau cơ hay gặp trong các bệnh thần kinh hay toàn thân. Chuột rút: là hiện tượng co cứng và đau một cơ hay một nhóm cơ. Là triệu chứng không phải ở cơ, như thiếu Ca, Na, làm việc quá sức và kéo dài. Triệu chứng thực thể Teo cơ là triệu chứng hay gặp trong các bệnh cơ, nhưng những bệnh khác cũng có thể gây teo cơ liệt thần kinh vận động ngoại biên,

Vôi hóa cột sống là bệnh gì ?

Hình ảnh
Phần lớn bệnh vôi hóa cột sống biểu hiện khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân cảm thấy đau. Đau thường xuất hiện ở cổ, ở thắt lưng, đặc biệt là khi người bệnh đứng lên hoặc đi lại. Vôi hóa cột sống là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi bị chấn thương liên tục do sức ép, va chạm, cọ xát. . Khi đĩa liên sống bị hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống bị chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn. Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là khiến cho dây chằng dầy lên để có thể giữ vững cột sống. Lâu ngày, canxi sẽ tích tụ lại ở trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương. Dây chằng ở trong ống cột sống có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và tạo ra các dấu hiệu bệnh. Vôi hóa cột sống là một diễn tiến của sự lão hóa. Đĩa sụn và xương bị hao mòn, thoái hóa, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Triệu chứng vôi hóa cột sống Đau lan xuống vai kèm theo nhức

Điều trị phồng lồi đĩa đệm cột sống như thế nào ?

Hình ảnh
Phồng đĩa đệm hay phình đĩa đệm, lồi đĩa đệm cột sống là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, xảy ra khi đĩa đệm chỉ mới phồng (lồi) ra sau, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và thường không gây chèn ép thần kinh. Lồi đĩa đệm cột sống ảnh hưởng nhiều đến vận động của người bệnh, tuy không gây nguy hiểm nhưng đây chính là tiền đề cho thoát vị đĩa đệm cột sống tấn công. Lồi (phồng) địa đệm tại các vị trí khác nhau: lồi đĩa đệm cột sống cổ, lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ biến chứng thành thoát vị đĩa đệm tại điểm tương ứng. Theo thống kê thì khoảng 90% đĩa đệm bị thoát vị ở đoạn L4 L5 và L5 S1, gây đau và đau lan xuống các dây thần kinh hông. Do đó, lồi đĩa đệm tại vị trí này sẽ gây áp lực lên dây thần kinh dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm hơn. Đau nhức lưng, đau lan xuống chân và cả tê chân tay là những triệu chứng lồi đĩa đệm cột sống thường gặp. Lồi đĩa đệm qua một thời gian, cùng với sự tác động của những tác nhân như: vận động mạnh, ít vận động, bưng vác vật nặng sẽ khiến nhân nhầ

Gai cột sống có phổ biến không ?

Hình ảnh
Gai cột sống là một bệnh được hình thành do sự phát triển của xương và sụn đã bị thoái hóa. Gai cột sống lúc đầu không có biểu hiện sau đó khi gai tác động cọ xát với một số phần khác sẽ gây đau và có thể gây tê liệt. Gai cột sống thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và tăng theo độ tuổi. Gai có thể mọc ở bất cứ phần nào của cột sống và bất cứ phần nào cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng thông thường khu vực cổ và thắt lưng thường hay xuất hiện nhiều gai hơn cả. Nguyên nhân gây đau gai cột sống Viêm khớp cột sống mãn tính: Viêm làm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này sẽ bị bào mòn dần và nó khiến cho bề mặt trơn láng của sụn trở nên thô ráp, xù xì hơn. Lúc đó, hai bề mặt xương tiếp xúc và cọ xát lên nhau, cơ thể tự động chỉnh sửa lại nhưng kết quả lại là sự hình thành của gai xương ở cột sống. Sự lắng đọng của canxi ở các dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống: Sự lắng đọng của canxi thường sẽ gặp nhiều ở người lớn tuổi bị thoái hóa cột sống. Sự thoái hóa cột số

Khi nào có thể chọc dò khớp gối?

Hình ảnh
Đây là thủ thuật đơn giản tuy nhiên cần phải thực hiện tại cơ sở chuyên khoa uy tín. Đồng thời, cần phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và nguyên tắc vô trùng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật hút bớt lượng dịch khớp dư thừa trong khớp gối bằng kim nhỏ. Mục đích của thủ thuật này là giúp chẩn đoán các bệnh lý ở khớp gối như viêm khớp mủ ở đầu gối, tràn dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu hay tình trạng tràn máu ổ khớp gối sau khi chấn thương. Trường hợp được va không được chọc dò khớp gối Chọc dò khớp gối được chỉ định và chống chỉ định trong các trường hợp sau: Chỉ định xét nghiệm dịch khớp gối trong trường hợp: Viêm màng hoạt dịch khớp gối chưa rõ nguyên nhân. Viêm màng hoạt dịch khớp gối nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, lao. Viêm màng hoạt dịch khớp trong các bệnh lý về khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng th