Thoái hóa khớp vai

Hiện tượng thoái hóa khớp vai này thường bắt gặp nhiều nhất ở người sau 30 tuổi trở đi, đây cũng là lúc quá trình thoái hóa bắt đầu và dần gây ra các dấu hiệu nổi bật đau nhức, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.


Khớp vai có thể vận động linh hoạt được là nhờ một hệ thống gân cơ chóp xoay, nó giúp cho khớp vai chuyển động xoay được, di chuyển và vận động dễ dàng.

Mặc dù xương khớp vai nằm ở vị trí không phải chịu nhiều áp lực nặng như khớp háng, khớp gối nhưng khớ vai lại hoạt động nhiều, chạy trong khoang dưới mỏm có không gian khá hẹp và bao quanh là hệ thống dây chằng; dây thần kinh (giúp tay vận động uyển chuyển) nên khớp vai rất dễ bị thoái hóa.

Hạn chế vận động


Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc giơ tay thẳng cũng như cử động xung quanh lưng. Đôi khi cũng xuất hiện những cơn đau bất chợt và nhanh chóng biến mất

Cảm giác tê bì cánh tay, tay yếu dần


Bên cạnh cảm giác đau cánh tay, bả vai thì người bệnh còn có cảm giác tê bì toàn bộ cánh tay. Ban đầu cảm giác này rất nhẹ, chỉ là thoáng qua nhưng càng về sau cảm giác tê tay càng tăng lên, đặc biệt là khi nằm ngủ ở sai tư thế.

Triệu chứng khi chụp X-quang


Để hạn chế nguy cơ bệnh thoái hóa khớp vai diễn biến xấu đi người bệnh nên tìm tới những cơ sở chuyên khoa uy tín để được kiểm tra một cách cụ thể và chính xác nhất

Người trưởng thành, đặc biệt là người từ 30 tuổi trở đi là đối tượng dễ bị bệnh thoái hóa khớp vai. Lúc này quá trình thoái hóa bắt đầu diễn ra, dần gây nên các triệu chứng bệnh. Thoái hóa diễn ra càng nhanh khi tuổi càng cao.


Giới tính


Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ nam giới. Nguyên nhân là do nữ giới phải hoạt động tay nhiều hơn trong các công việc dọn dẹp, nấu ăn,...

Chấn thương


Những chấn thương tại vai gặp phải khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, làm việc sẽ dẫn tới bệnh thoái hóa khớp vai. Cụ thể, chấn thương khiến ảnh hưởng vùng xương, cơ gây ra nứt, gãy dẫn tới viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này khiến cho các bộ phận tại khoang dưới mỏm cùng bị thoái hóa dần. bệnh thoái hóa khớp cột sống http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-cot-song.html

Cấu tạo khớp vai


Bản thân gân ở vùng cơ chóp xoay vai của người bệnh đã yếu sẵn do cơ địa, mạch máu nuôi gân tại vùng khớp vai cũng không được tốt mà ngày càng kém đi. Bên cạnh đó là bản chất gân vùng cơ chóp xoay phải hoạt động trong khoang dưới mỏm cùng chật hẹp, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nhiều lần, cộng với sự cọ xát của gân và vùng khoang càng làm cho gân dễ bị giãn ra và dễ đứt hơn.

Các bệnh nhân có tiền sử mắc một số bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, nhồi máu cơ tim hoặc tổn thương các chi trên sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp vai cao hơn bình thường.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Căng cơ, rách cơ là gì?

Bệnh paget xương chữa trị ra sao?

Soda có thể gây ra bệnh thấp khớp